In Lụa Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động, Quy Trình Và Ưu Nhược Điểm 

In lụa là một trong số các kỹ thuật in ấn được sử dụng rất phổ biến trong ngành in ấn. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng với xưởng In Bao Bì trí Phát tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật in lụa là gì, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và ứng dụng của kỹ thuật in lụa trong ngành in, cùng theo dõi nhé. 

In lụa là gì? 

In lụa hay còn gọi là in lưới, đây là một kỹ thuật in ấn thủ công sử dụng khuôn in được làm từ chất liệu gỗ hoặc kim loại để cố định chất liệu cần in, sau đó sẽ đổ mực và tán đều mực in lên khung để in lên bề mặt chất liệu. Kỹ thuật in ấn này được ứng dụng khá nhiều để in áo, in túi bằng vải, in thiệp thủ công, in tranh ảnh,… 

In lụa là gì? 
In lụa là gì?

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in lụa

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in lụa tương đối đơn giản như sau: 

  • Mực in sau khi pha xong sẽ được đổ vào khuôn, sau đó sẽ dùng một chiếc dao bằng cao su để gạt và dàn đều mực khắp khuôn. Áp tự từ dao gạt mức sẽ làm cho mực in đi qua lưới và bám dính lên chất liệu đã đặt bên dưới khung in để tạo thành các chi tiết cần thiết. 
  • Phần lưới in trước khi gắn vào khung đã được xử lý để bịt kín những phần không cần in, do đó khi gạt mực, mục chỉ đi qua những phần không bị bịt lại. 

Quy trình của in lụa

Quy trình in ấn một ấn phẩm bằng kỹ thuật in lụa gồm có các bước sau: 

Quy trình của in lụa
Quy trình của in lụa
  • Bước 1: Bước đầu tiên để tiến hành in lụa là chuẩn bị khung in, pha mực keo. Phần khung in lụa có thể làm bằng kim loại hay gỗ đều được, hình dáng khung in lụa phổ biến nhất là hình chữ nhật
  • Bước 2: Sau khi chuẩn bị khung và pha keo xong, tiếp theo là tiến hành chụp bản.
  • Bước 3: Kế đến là pha mực in để tạo ra các màu sắc cần thiết, phù hợp với từng chất liệu in ấn cũng như màu sắc của các chi tiết cần in. 
  • Bước 4: Tiếp theo là in thử và canh phần tay kê. 

Đầu tiên mực in sẽ được quét đều lên hai mặt của khung in rồi mang đi sấy khô. Tiếp đến sẽ dán phim lên mặt phía ngoài của khung lưới rồi cố định lại ở 4 góc, sử dụng một tấm kính ép chặt phim vào lưới sau đó đưa đi phơi. Sau khi khô thì kiểm tra chất lượng xem có đảm bảo không để điều chỉnh, chỉnh sửa. 

  • Bước 5: Sau khi in thử và mẫu in đạt chất lượng sẽ tiến hành in hàng loạt theo số lượng khách hàng đã đặt in. 
  • Bước 6: Cuối cùng là gỡ phim ra khỏi phần khung để rửa và phơi khô để dùng cho những lần in sau. 

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Trước khi quyết định sử dụng kỹ thuật in lụa để in ấn bất kỳ ấn phẩm nào thì bạn cần tìm hiểu qua một số ưu nhược điểm của kỹ thuật in ấn này. 

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa
Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Ưu điểm của kỹ thuật in lụa 

  • Giá thành của kỹ thuật in lụa tương đối rẻ so vì không cần đầu tư, trang bị quá nhiều máy móc, thiết bị in ấn hiện đại. 
  • Khi sử dụng kỹ thuật in lụa, bạn có thể dễ dàng đặt in với số lượng ít hay nhiều đều được, điều này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng khách hàng. 
  • Kỹ thuật in lụa có thể in ấn trên nhiều chất liệu khác nhau như: Chất liệu giấy, nhựa, vải, nilon, cao su, gốm sứ,…
  • Sản phẩm sau khi in có chất lượng tốt, màu sắc hiển thị sinh động, sắc nét, các chi tiết rõ ràng, không có hiện tượng bị mờ, nhòe.

Nhược điểm của kỹ thuật in lụa

  • Kỹ thuật in lụa tốn khá nhiều thời gian bởi mỗi một màu sắc sẽ phải thay đổi một khung in khác nhau. 
  • Khả năng bám dính của mực dùng để in lụa rất cao nên khi bị dính mực lên tay chân hay quần áo sẽ rất khó để tẩy sạch. 
  • Nếu đặt in nhiều màu và số lượng in ít, giá thành sẽ khá cao do mất nhiều thời gian và công sức làm nhiều khuôn in để tạo ra ấn phẩm nhiều màu cho khách. 
  • Phần lớn các ấn phẩm in bằng kỹ thuật in lựa đều là dạng đơn sắc. 
  • Khách hàng cần phải đợi khá lâu khi in ấn bằng kỹ thuật in lụa. 

Những ứng dụng của kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in lụa được sử dụng để in ấn nhiều loại ấn phẩm trên nhiều chất liệu nền khác nhau như: 

  • In thiệp: Thiệp cưới, thiệp sinh nhật, thiệp tân gia, thiệp chúc mừng,…
  • In bao bì giấy: In thùng carton, in hộp giấy, in túi giấy, in chai lọ nhựa, thủy tinh
  • In áo, in túi vải
  • In túi nilon,…
Những ứng dụng của kỹ thuật in lụa
Những ứng dụng của kỹ thuật in lụa

Lời kết

Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về kỹ thuật in lụa – một kỹ thuật in ấn được sử dụng rất phổ biến trong ngành in. Bên cạnh in ấn bằng kỹ thuật in lụa, khách hàng cần in ấn bao bì, các ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm quảng cáo để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh thì có thể tham khảo thêm các dịch vụ in ấn bằng kỹ thuật in offset do In Trí Phát cung cấp. 

Mong rằng với những thông tin chi tiết xưởng In Trí Phát vừa chia sẻ ở trên, bạn đọc đã có thêm được một số thông tin có ích.

Bài viết liên quan

In Chuyển Nhiệt Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Quy Trình Và Ứng Dụng

In chuyển nhiệt là gì? Công nghệ in ấn này có các ưu và nhược [...]

In Offset Là Gì? Vai Trò Của Công Nghệ In Offset Trong Ngành In Ấn

In offset là công nghệ in ấn được sử dụng rất phổ biến tại hầu [...]

Giấy Carton Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Phổ Biến

Giấy carton là chất liệu giấy phổ biến mà hầu như doanh nghiệp nào cũng [...]