In Chuyển Nhiệt Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Quy Trình Và Ứng Dụng

In chuyển nhiệt là gì? Công nghệ in ấn này có các ưu và nhược điểm như thế nào? Được ứng dụng phổ biến không? Tất cả các thông tin về công nghệ in chuyển nhiệt sẽ được In Trí Phát giải đáp trong bài viết dưới đây. Bạn đọc tham khảo qua. 

In chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt là gì? In chuyển nhiệt (Thermal transfer printing) là công nghệ in kỹ thuật số, sử dụng nhiệt để làm nóng lớp phủ ribbon và dính vào chất liệu cần in. Đối với áo, quy trình thường gồm hai bước chính: In trên giấy và sau đó ép nhiệt để hình in bám vào áo.

In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt là gì?

Nguồn gốc ra đời của kỹ thuật in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt là một trong ba công nghệ in nhiệt trên áo thun được sử dụng phổ biến, bao gồm chuyển nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt và chuyển sáp nhiệt. Công nghệ này được phát minh bởi tập đoàn SATO vào năm 1981.

In chuyển nhiệt hoạt động theo nguyên lý nào?

In chuyển nhiệt là một phương pháp in phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay, nhưng ít người hiểu rõ nguyên lý hoạt động của nó. Phương pháp này in hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt lên vật liệu cần in, như áo hay ly cốc.

In chuyển nhiệt hoạt động theo nguyên lý nào?
In chuyển nhiệt hoạt động theo nguyên lý nào?

Quá trình bắt đầu với việc mực in bốc hơi và bám vào giấy chuyển nhiệt dưới tác động của nhiệt độ. Nhiệt độ sẽ làm cho mực khô và cứng lại trên giấy. Máy in sẽ điều chỉnh cường độ màu và chuyển màu sắc xuống giấy để tạo hình ảnh sắc nét. Cuối cùng, máy ép nhiệt chuyển hình ảnh từ giấy sang vật liệu cần in.

Quy trình này nhanh chóng, cho ra hình ảnh đẹp và bền màu, với chi phí phải chăng giúp tiết kiệm thời gian và tài chính.

Một vài ưu điểm và hạn chế của công nghệ in chuyển nhiệt

Công nghệ in chuyển nhiệt cũng có các ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau: 

Ưu điểm

Dưới đây là một vài ưu điểm nổi bật của công nghệ in chuyển nhiệt: 

  • Độ in sắc nét và kỹ thuật tiên tiến hơn.
  • In được trên nhiều vị trí khác nhau của một chiếc áo.
  • Khả năng giữ màu tốt, ít bong tróc và thấm nước, với độ bão hòa và nhiệt độ màu chuẩn xác.
  • Quá trình in đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức nhờ sử dụng máy móc hiện đại.
  • In được bất kỳ họa tiết hay hoa văn theo yêu cầu.
  • Có thể áp dụng trên nhiều chất liệu khác như gỗ, gốm sứ, và giấy, cho phép tùy chỉnh màu sắc theo ý thích.

Nhược điểm

Dù có nhiều ưu điểm là thế nhưng kỹ thuật in chuyển nhiệt vẫn còn tồn đọng một vài hạn chế như sau:

  • Giới hạn bề mặt in: Chỉ in được trên bề mặt phẳng và rộng, không thể in trên tất cả các bề mặt vật liệu.
  • Không tương thích với chất liệu mềm: Không in được trên các chất liệu dễ nóng chảy như túi nilon.
  • Hạn chế loại vật liệu: Chỉ sử dụng được trên một số loại vật liệu thông dụng như vải, gỗ, gốm sứ và giấy; không in được trên các vật liệu dạng thô.
  • Khả năng chịu nhiệt của vải: Không tương thích với các loại vải không chịu được nhiệt, chỉ in được trên các loại vải tổng hợp làm từ sợi poly.
  • Màu sắc vải: Chỉ thích hợp in trên vải màu trắng; khó in lên vải tối màu và các màu khác dễ bị nhiễm màu vải, in sai lệch màu.
  • Bể màu khi kéo giãn: Hình in dễ bị bể màu nếu vật liệu in bị kéo giãn.

Ứng dụng phổ biến của kỹ thuật in chuyển nhiệt

Ngoài thắc mắc in chuyển nhiệt là gì, nhiều người cũng rất quan tâm đến ứng dụng của kỹ thuật in ấn nay. Công nghệ in chuyển nhiệt hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Các ứng dụng phổ biến bao gồm:

  • Áo thun: Áo thun được gấp phẳng, đặt lên mâm ép nhiệt, và ép nhiệt với file in để tạo ra hình ảnh sắc nét và chuyên nghiệp. Máy ép nhiệt khổ lớn giúp in được trên các kích thước khác nhau mà không bị cấn.
  • Tấm kim loại, tranh thép, nón, ly, cà vạt, đĩa: Công nghệ này cho màu sắc đẹp và sắc nét, được đánh giá cao trên thị trường.
  • Ly sứ: In chuyển nhiệt lên ly sứ yêu cầu in file thiết kế lên giấy chuyển nhiệt và sau đó ép nhiệt với nhiệt độ phù hợp. Công nghệ này là lựa chọn phổ biến cho quà tặng và sự kiện.
In chuyển nhiệt được ứng dụng phổ biến để in áo thun
In chuyển nhiệt được ứng dụng phổ biến để in áo thun

Quy trình in chuyển nhiệt hiện nay

Quy trình in chuyển nhiệt lên áo thun đồng phục được chia thành hai kiểu theo màu áo:

In lên đồng phục tối màu

  • In hình ảnh bằng máy in màu với mực Pigment UV trên giấy có hai lớp màng (như giấy 3G-Jet).
  • Lột phần cứng của giấy và đặt lớp màng cao su lên áo, với hình hướng lên trên.
  • Ép nhiệt giấy in lên vải ở 138°C trong 45 giây đến 1 phút bằng máy ép nhiệt phẳng.
  • Lấy sản phẩm ra khi in xong.

In lên đồng phục sáng màu

  • Chuẩn bị mẫu in.
  • Gắn mực in và cắt bỏ phần không cần thiết trên mẫu.
  • Chọn áo phông có chất liệu vải phù hợp, ưu tiên vải có thành phần PE nhiều.
  • Điều chỉnh máy ép để đạt nhiệt độ yêu cầu, sau đó ép mẫu áo.
  • Lấy áo ra khi hoàn tất và tiếp tục với các mẫu khác.

Bài viết trên đây đã giải đáp in chuyển nhiệt là gì? Ứng dụng ra sao? Quy trình in thế nào đã. Hy vọng các thông tin trên  mà intriphat.com chia sẽ mang lại những điều hữu ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Giấy duplex là gì? và ứng dụng của giấy duplex trong in ấn

Giấy duplex là một trong những loại giấy phổ biến để in ấn sản phẩm [...]

Kích Thước Name Card, Card Visit Chuẩn Trong Thiết Kế In Ấn

Name card là sản phẩm nằm trong danh sách ấn phẩm văn phòng được in [...]

Maket Là Gì? Tác Dụng Của Maket Trong Thiết Kế Và In Ấn

Maket là một khái niệm cơ bản, thông dụng được dùng nhiều trong các ngành [...]