Giấy bồi là chất liệu giấy được sử dụng rất phổ biến trong ngành in, tuy vậy loại giấy này chưa được nhiều khách hàng biết đến và hiểu rõ về các đặc điểm cũng như những ứng dụng trong cuộc sống và in ấn bao bì. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng In Trí Phát tìm hiểu chi tiết về chất liệu giấy bồi là gì, ưu nhược điểm, công dụng và cách giấy bồi được tạo ra.
Giấy bồi là gì?
Giấy bồi là một loại giấy được tạo ra từ bột giấy cơ học, các loại giấy cũ và các thành phần phụ gia cần thiết. Tất cả các nguyên liệu này được trộn thành một hỗn hợp đồng nhất và được gia công thành giấy bồi với nhiều định lượng dày mỏng khác nhau.
So với các chất liệu thông dụng khác, giấy bồi có trọng lượng nặng hơn, độ dày cao hơn và cứng cáp hơn khá nhiều. Chất liệu giấy này thường được sử dụng để lót bên dưới một chất liệu giấy khác để tăng độ bền, độ cứng cho sản phẩm hoặc dùng làm bao bì giấy,…
Ưu nhược điểm của giấy bồi
Tổng hợp các ưu nhược điểm của chất liệu giấy bồi khách hàng cần nắm khi có ý định sử dụng giấy bồi để in ấn sản phẩm.
Ưu điểm của chất liệu giấy bồi
Một vài ưu điểm nổi bật của chất liệu giấy bồi:
- Bề mặt của giấy bồi mịn, có độ nhám nhẹ nên mực in lên bề mặt giấy sẽ bám dính chắc chắn, khả năng thấm mực cao nên ít xảy ra tình trạng mực in bị nhòe
- Chất liệu giấy bồi có định lượng cao nên chất giấy rất cứng cáp, chắc chắn, độ bền và khả năng chống chịu lực tốt.
- Giấy bồi được sản xuất với định lượng đa dạng từ thấp đến cao, do đó khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi cần dùng chất liệu này để in bao bì giấy giá rẻ hoặc các sản phẩm bằng chất liệu giấy.
- Giấy bồi cũng rất thân thiện với môi trường nhờ khả năng phân hủy nhanh chóng trong điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, chất liệu này cũng có thể tái sử dụng và tái chế.
Nhược điểm của giấy bồi
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên chất liệu giấy bồi vẫn có nhược điểm khách hàng cần lưu ý khi tìm hiểu và có nhu cầu sử dụng như:
Phần lớn nguyên liệu dùng để sản xuất giấy bồi đều là chất liệu giấy cũ nên rất khó để đảm bảo chất lượng vệ sinh và độ an toàn. Ngoài ra, nếu nguyên liệu giấy cũ không đảm bảo thì chất lượng của giấy bồi đôi khi cũng bị ảnh hưởng, dễ bị đục khoét, làm rách.
Các công dụng nổi bật của chất liệu giấy bồi
Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, chất liệu giấy bồi được sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực các nhau từ đời sống, sản xuất, kinh doanh,… Dưới đây là những ứng dụng nổi bật nhất của chất liệu giấy bồi.
- Giấy bồi được sử dụng để in bao bì, ấn phẩm như: In hộp giấy đựng chuột máy tính, hộp đựng phụ kiện, bao bì túi giấy đựng hoa quả, thùng giấy carton, bìa cứng cho sách, bìa menu, bìa photobook,…
- Ứng dụng để bảo vệ sản phẩm dễ vỡ: Giấy bồi thường được dùng để chống sốc, hạn chế các tác động va chạm có thể làm hư hỏng, nứt vỡ các sản phẩm được làm từ thủy tinh, gốm sứ như: Hộp đựng chén bát, hộp đựng ly sứ, thủy tinh, lọ hoa, bình nước,…
- Một số ấn phẩm như bưu thiếp, bao thư, khung hình giấy, thiệp chúc mừng, thiệp mời,… cũng thường được làm từ chất liệu giấy bồi bởi tính chất giấy dày, cứng và có độ bền cao.
- Dùng làm bao bì đựng thức ăn như hộp giấy đựng hàu nướng, vịt quay, gà nướng, gà rán….
- Chất liệu giấy bồi cũng có thể tái chế thành các loại giấy vệ sinh hoặc dùng làm thùng carton để đóng gói, bảo quản hàng hóa, sản phẩm,…
Cách để tạo ra giấy bồi
Hiện tại có hai phương pháp sản xuất giấy bồi được sử dụng phổ biến gồm: Phương pháp bồi giấy từng lớp và phương pháp nhào trộn.
- Phương pháp nhào trộn: Đây là phương pháp sản xuất giấy bồi được sử dụng tại hầu hết các nhà máy sản xuất giấy bồi hiện nay. Toàn bộ các nguyên liệu cần thiết để tạo ra giấy bồi sẽ được trộn cùng với các chất phụ gia, sau đó hệ thống máy móc hiện đại sẽ thực hiện các công đoạn gia công tiếp theo để tạo ra chất liệu giấy bồi thành phẩm với nhiều định lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường.
- Phương pháp bồi giấy: Đây là phương pháp làm giấy bồi theo cách bồi nhiều lớp giấy mỏng lại với nhau cho đến khi đạt được độ dày, độ cứng vừa ý. Với phương pháp bồi giấy này bạn có thể thực hiện nay tại nhà khi làm các sản phẩm thủ công, tuy nhiên sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức.
Lời kết
Bài viết trên đây, xưởng In Trí Phát vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc giấy bồi là gì, những ưu nhược điểm của chất liệu giấy này, ứng dụng của giấy bồi trong ngành in ấn và phương pháp để làm ra giấy bồi. Mong rằng những chia sẻ cụ thể trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có thêm được một số thông tin có ích.
Bài viết liên quan
Chế Bản Là Gì? Quy Trình In Chế Bản Mới Nhất Hiện Nay
Chế bản là 1 thuật ngữ được sử dụng nhiều trong in ấn. Tuy nhiên, [...]
Th6
Kích thước Brochure A3, A4, A5, Brochure Gấp 2, Gấp 3, Brochure Vuông
Kích thước Brochure khá đa dạng bởi mỗi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động hoặc [...]
Th12
Kích Thước Voucher Chuẩn, Thông Dụng Trong In Ấn Hiện Nay
Khi in ấn voucher, kích thước là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng [...]
Th1