Cán Màng Là Gì? Ứng Dụng Của Cán Màng Mờ, Bóng Trong In Ấn

Kỹ thuật cán màng được ứng dụng vô cùng phổ biến trong ngành in ấn hiện nay. Rất nhiều sản phẩm bao bì giấy, tem nhãn đều được cán màng để tăng khả năng chịu lực, hạn chế rách do tiếp xúc với nước, môi trường độ ẩm cao. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với In Trí Phát tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật cán màng là gì, vai trò của cán màng trong ngành in ấn và các phương pháp cán màng được dùng phổ biến. 

Kỹ thuật cán màng là gì?  

Cán màng là một kỹ thuật gia công được áp dụng phổ biến cho các sản phẩm làm từ chất liệu giấy. Khi cán màng, trên bề mặt của sản phẩm sẽ được phủ lên một lớp PE rất mỏng, nhẹ để màu sắc của sản phẩm được làm nổi bật, tránh tình trạng bị nhũn, rách khi tiếp xúc với nước hoặc ở lâu trong môi trường có độ ẩm cao. 

Kỹ thuật cán màng được dùng cho nhiều sản phẩm như: Bao bì túi giấy, hộp giấy, tờ rơi, tem nhãn sản phẩm, catalogue,…

cán màng là gì
Kỹ thuật cán màng là gì?

Tầm quan trọng của kỹ thuật cán màng trong in ấn

Đối với sản phẩm của ngành in ấn, kỹ thuật cán màng có vai trò rất quan trọng.

  • Cán màng giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, nâng cao độ bền và khả năng chịu lực.
  • Tuổi thọ của những sản phẩm được cán màng sẽ cao hơn so với những sản phẩm không được cán màng. 
  • Bề mặt bằng màng nilon sẽ dễ dàng vệ sinh khi có bụi hay nước dính lên sản phẩm. 
  • Khi cán màng ở bên ngoài, thông tin hình ảnh in trên mặt sản phẩm sẽ không bị nhạt màu theo thời gian.

Phân loại các kỹ thuật cán màng được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện tại trên thị trường có hai kỹ thuật gia công cán màng được sử dụng phổ biến là: Cán màng bóng và cán màng mờ. Mỗi hình thức gia công này đều có ưu điểm riêng và phù hợp với một số sản phẩm, nhu cầu sử dụng nhất định. 

Phân loại các kỹ thuật cán màng được sử dụng phổ biến hiện nay
Phân loại các kỹ thuật cán màng được sử dụng phổ biến hiện nay

Kỹ thuật cán màng bóng

Cán màng bóng là kỹ thuật gia công sử dụng những tấm màng PE mỏng, bề mặt hơi có độ nhám mịn và không phản chiếu ánh sáng để dán lên sản phẩm. Sau khi cán, sản phẩm sẽ trở nên rất thu hút, sang trọng và mang đến cảm giác chuyên nghiệp, chất lượng. 

Khi cán màng mờ, thông tin và hình ảnh in trên mặt giấy sẽ bị mờ đi đôi chút, tuy nhiên nó không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ mà ngược lại còn nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm. 

Vì không phản chiếu ánh sáng nên khi trên bề mặt màng mờ có bị xây xước cũng rất khó để nhìn ra.

Kỹ thuật cán màng mờ

Thay vì sử dụng lớp màng mờ, khi cán màng bóng, trên mặt sản phẩm sẽ được phủ một lớp PE mỏng có bề mặt trơn láng, bóng mịn. Loại màng này có thể phản chiếu ánh sáng, màu sắc và thông tin in trên mặt giấy sẽ hiện ra sắc nét, rực rỡ sau khi cán màng. 

Vì chất liệu bóng, phản chiếu ánh sáng lên những vết trầy, xước trên bề mặt của sản phẩm sẽ hiện ra rất rõ khi có ánh sáng chiếu vào. 

Cần lưu ý gì khi cán màng cho sản phẩm? 

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng kỹ thuật gia công cán màng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. 

Cần lưu ý gì khi cán màng cho sản phẩm? 
Cần lưu ý gì khi cán màng cho sản phẩm?
  • Chất liệu giấy sử dụng: Hầu hết mọi loại giấy được dùng trên thị trường hiện tại đều có thể áp dụng kỹ thuật cán màng khi in ấn sản phẩm. Trong số đó, một vài loại giấy được dùng nhiều nhất có thể kể đến như: Giấy Ivory, giấy Bristol, giấy Couche, giấy ford, giấy duplex,…
  • Chọn định lượng giấy: Khi muốn áp dụng kỹ thuật cán màng cho sản phẩm, bạn cần cân nhắc kỹ, chọn định lượng giấy in phù hợp. Để sản phẩm in xong có chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao thì giấy có định lượng tương đối, khoảng từ 180gsm trở lên là lựa chọn tốt nhất. 
  • Chọn loại màng phù hợp: Như đã đề cập ở trên, có hai loại màng để khách hàng lựa chọn khi cán màng cho sản phẩm là màng bóng và màng mờ. Khi cán màng, bạn nên cân nhắc đến nhu cầu sử dụng, yếu tố thẩm mỹ để chọn loại màng phù hợp với sản phẩm. 
  • Số mặt cần cán màng: Nhiều sản phẩm chỉ cần cán màng ở một mặt để tăng độ bền, chất lượng. Tuy nhiên cũng có nhiều sản phẩm cần được cán ở cả hai mặt giấy. Vì vậy, bạn cần dựa vào nhu cầu sử dụng, môi trường sử dụng sản phẩm để quyết định xem nên cán màng bóng hay màng mờ. 

Lời kết

Bài viết trên đây In Trí Phát vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc về kỹ thuật cán màng là gì, những phương pháp cán màng được dùng phổ biến, ứng dụng của kỹ thuật cán màng trong in ấn và những điều cần lưu ý khi sử dụng kỹ thuật này. 

cán màng là gì
Kỹ thuật cán màng

Những khách hàng cần in bao bì giấy giá rẻ, decal tem nhãn sử dụng kỹ thuật cán màng có thể tham khảo, sử dụng các dịch vụ do In Trí Phát cung cấp. Hy vọng những thông tin Trí Phát chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn.

Bài viết liên quan

Các loại giấy in offset trong ngành in bao bì

In offset là phương pháp in ấn được sử dụng phổ biến để tạo ra [...]

Kích thước hộp carton, kích thước hộp giấy thông dụng

Hiện nay, nhu cầu in ấn và sử dụng hộp giấy để làm bao bì [...]

Kích Thước Tem Nhãn Dán Sản Phẩm Chuẩn Hiện Nay

Tem nhãn là ấn phẩm quan trọng không thể thiếu trên tất cả các mặt [...]