In thạch bản là một kỹ thuật in ấn đã được sử dụng từ rất lâu đời và vẫn duy trì cho đến hiện tại, tuy nhiên vì sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ in ấn hiện đại nên kỹ thuật in thạch bản không còn được dùng quá phổ biến. Trong bài viết dưới đây, In Trí Phát sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về kỹ thuật in thạch bản là gì, nguồn gốc ra đời, ưu nhược điểm của kỹ thuật in thạch bản, nguyện lý hoạt động và những ứng dụng của kỹ thuật in ấn này, mời bạn đọc cùng theo dõi.
In thạch bản là gì?
In thạch bản hay còn gọi với tên khác là in đá, in lito, đây là một hình thức in ấn tận dụng lực đẩy giữa nước và dầu để tạo ra hình ảnh, chi tiết trên các bề mặt phẳng. Kỹ thuật in này đã phát triển và trở thành kỹ thuật in 3D được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, tạo ra các ấn phẩm có độ chi tiết rất cao.
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in thạch bản
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in thạch bản được wiki định nghĩa như sau:
Hình ảnh ngược của những vệt dầu được dính trên một bề mặt. Sau đó, bề mặt này được ngâm vào nước rồi nhấc lên. Nước nhanh chóng chảy đến các vị trí chưa dính dầu trên bề mặt, nhờ lực đẩy với dầu. Tiếp đến, một trống mực dầu lăn qua bề mặt. Mực dầu là loại mực hòa tan trong dầu, nhưng bị đẩy ra trong nước. Như vậy các chỗ dính dầu sẽ có mực, còn chỗ dính nước thì không. Hình ảnh mực trên bề mặt sẽ giống hình ảnh vệt dầu ban đầu. Mực này có thể được áp trực tiếp, hay qua trung gian, vào giấy hay bề mặt cần in để tạo hình ảnh xuôi.
Ưu nhược điểm của in thạch bản
Một số ưu nhược điểm của kỹ thuật in thạch bản như là:
Ưu điểm
- Kỹ thuật in thạch bản có thể sử dụng để in ấn trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: Giấy, da, vải, nilon,…
- Độ chính xác của kỹ thuật in thạch bản rất cao, các hình ảnh, thông tin in ấn bằng kỹ thuật này cho ra các ấn phẩm sắc nét, chất lượng tốt.
- Khi in ấn sản phẩm bằng kỹ thuật in thạch bản, số lượng ấn phẩm in càng nhiều thì chi phí in ấn sẽ càng giảm.
- Kỹ thuật in thạch bản có thể in ấn số lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn, rất phù hợp với những khách hàng cần in số lượng lớn và gấp rút về mặt thời gian.
Nhược điểm
- Để tạo ra được các mẫu in chất lượng bằng kỹ thuật in thạch bản đòi hỏi phải sử dụng đến nhiều loại hóa chất chuyên dụng, đặc biệt.
- Khi in ấn các ấn phẩm có màu, việc căn chỉnh các màu sắc để tạo ra chi tiết hoàn chỉnh tương đối khó khăn.
- Khi in ấn trên chất liệu giấy, bề mặt giấy có thể bị ướt làm ảnh hưởng đến chất lượng của ấn phẩm làm ra.
- So với các kỹ thuật in hiện đại, ấn phẩm in bằng kỹ in thạch bản có chất lượng không quá nổi trội.
Sự khác biệt của kỹ thuật in thạch bản cũ và in thạch bản hiện nay
So với kỹ thuật in thạch bản ở các thời kỳ cũ, kỹ thuật in thạch bản được sử dụng ở thời điểm hiện tại có một vài điểm khác biệt.
In thạch bản thời kỳ cũ
- Kỹ thuật in thạch bản ở thời kỳ cũ sử dụng chất liệu đá vôi và các chi tiết, hình ảnh sẽ được khắc lên bằng axit. Quá trình này mất rất nhiều thời gian, công sức và yêu cầu người thực hiện phải có kỹ thuật rất cao. Ấn phẩm in ra là đơn sắc.
- Đến thế kỷ XIX, kỹ thuật in thạch bản phát triển hơn một bậc, biết sử dụng màu sắc để tạo ra những ấn phẩm có màu – giai đoạn này được gọi là kỹ thuật in thạch bản màu.
In thạch bản ở thời điểm hiện tại
- Ngày nay, người ta thường gọi kyc thuật in thạch bản là in lito với bề mặt các chi tiết in thay vì được làm từ đá như trước đây, ngày nay chúng được làm từ kim loại hoặc các loại nhựa dẻo.
- Kỹ thuật in thạch bản ở thời điểm hiện tại có thể in ấn trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: Giấy, gỗ, thủy tinh, nhựa, vải, kim loại và có thể tạo ra được các chi tiết nhỏ bằng nanomet.
Ứng dụng của kỹ thuật in thạch bản
Mặc dù không được sử dụng quá phổ biến, tuy nhiên kỹ thuật in thạch bản vẫn có một tệp khách hàng riêng yêu thích và sử dụng. Một vài ứng dụng phổ biến nhất của kỹ thuật in thạch bản hiện nay như là:
- In ấn các ấn phẩm mang đậm tính nghệ thuật: Tranh, in thiệp, sách, ảnh,…
- In ấn các ấn phẩm quảng cáo: Tờ rơi, decal nhãn dán, in sticker,…
- Kỹ thuật in thạch bản cũng được sử dụng nhiều trong in ấn công nghiệp, sản xuất vi mạch điện tử,…
Lời kết
Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về kỹ thuật in thạch bản, qua những chia sẻ trên của xưởng In Bao Bì Trí Phát, bạn đọc đã biết rõ hơn kỹ thuật in thạch bản là gì, nguồn gốc ra đời, một số ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của kỹ thuật in thạch bản trong ngành in ấn. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ có ích với bạn đọc.
Bài viết liên quan
CMYK Là Gì? Vai Trò Và Ứng Dụng Của Hệ Màu CMYK Trong Ngành In Ấn
CMYK là hệ màu được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành in ấn. [...]
Th9
5+ Loại Kích Thước Tờ Rơi Tiêu Chuẩn, Thông Dụng Nhất Trong In Ấn
Tờ rơi có nhiều kích thước để khách hàng lựa chọn, đặt in khi cần [...]
Th12
Các Loại Thùng Carton Được In Ấn, Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay
Các loại thùng carton được sử dụng vô cùng phổ biến vào mục đích đóng [...]
Th6